Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Bên cạnh việc sản xuất nâng cao thu nhập mang lại giá trị kinh tế cao thì mặt trái của phát triển chăn nuôi là ô nhiễm môi trường do chất thải ngày một gia tăng. Đã có nhiều giải pháp, biện pháp kỹ thuật được áp dụng, tuy nhiên sử lý chất thải chăn nuôi vẫn đang là nỗi đau đầu của nhiều địa phương và cơ sở chăn nuôi.
Việc chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp cacbon thấp như xây dựng các công trình khí sinh học hay ủ phân sử dụng việc xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. Đặc biệt là công nghệ tưới bằng nước xả sau biogas đã giúp nhiều nông hộ giảm chi phí đầu tư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững.
Ngoài ra việc sử dụng hầm ủ biogas composite và hiệu quả thực tế hiện nay của nó cũng đã được khẳng định qua việc chọn lượng và mua bán các loại hầm ủ này ngày càng nhiều, giúp các hộ nông phát triển bền vững.
Hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón
Toàn bộ chất thải của động vật được thu gom, lắng đọng tại một bể chứa sau khi đưa vào bể biogas để khai thác nguồn khí sinh học. Nước thải sau biogas được phân giải thành chất dinh dưỡng được hấp thụ cho cây trồng và giàu chất dinh dưỡng.
Tất cả các mầm bệnh và trứng giun sán đều bị tiêu hủy nhờ quá trình phân giải trong môi trường yếm khí. Thông qua các bể 3 ngăn trong hầm biogas với các tạp chất lắng đọng lại, người chăn nuôi sẽ thu lại được nguồn nước khá trong có thể sử dụng cho cây trồng rất an toàn và không gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người, cây trồng và vật nuôi.
Phân có trong bể chứa là nguồn phân có giá trị, có thể thay thế được lượng hóa học. Tiết kiệm được chi phí, cũng như nhân công chăm sóc cho cây. 30 đến 40% là tỉ lệ giảm được về phân hóa học, ngoài ra có tiết kiệm được công sức đi bỏ phân cho cây vừa tránh lãng phí. Qua các van đóng mở mỗi lần sẽ tưới được 80 đến 90 gốc cây tùy theo năng xuất cho ra của hầm bể biogas, đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây đặc biệt là trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa.
Sử dụng chất thải chăn nuôi thành tài nguyên tạo thu nhập
Nhiều chính sách hỗ trợ và công nghệ xử lý ô nhiễm do nguồn chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng như hệ thống hầm biogas xử lý chất thải, tuân theo đúng tinh thần chỉ đạo phát triển và đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường của Chính phủ. Mặc dù có những yến tố như vậy, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là vấn nạn ngày càng gia tăng và vẫn đang là một trong những chủ đề nóng của hầu hết các tỉnh thành chăn nuôi trên toàn quốc.
Các chính sách hỗ trợ cùng với các công nghệ xử lý ô nhiễm nguồn chất thải do sản sản xuất chăn nuôi gây ra đã và đang được thực hành áp dụng một số quy định và chính sách. Song song với đó là chuyển giao những công nghệ hiện đại, khuyến cáo vẫn chưa được áp dụng thực tế trong chăn nuôi sản xuất, chưa đảm bảo được nhu cầu của người dân nên việc áp dụng những chính sách hỗ trợ để bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế chưa tháo gỡ được.
>> Giá thành của hầm biogas composite là bao nhiêu: http://biogascaitien.blogspot.com/2017/06/gia-ham-be-biogas-composite-la-bao.html
Giải quyết những vướng mắc này đòi hỏi phải có những định hướng đúng đắn, kèm theo đó là giải pháp đồng bộ trong xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi nhằm giải quyết một cách triệt để tình trạng ô nhiễm, góp phần giúp cho người chăn nuôi yên tâm sản xuất và môi trường sống, sinh hoạt của người dân không bị ảnh hưởng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét